Cảnh báo chiêu trò cho vay nặng lãi qua thế chấp tài khoản iCloud

Cơ quan công an cho biết, loại hình cho vay tiền qua thế chấp tài khoản iCloud đang phát triển lên một mức mới sau khi nhiều vụ “liên quan đến tín dụng đen “bị xử lý nghiêm.

 Mới đây, vào cuối tháng 10/2020, Công an quận 3, TP. Hồ Chí Minh đã triệt phá một băng nhóm cho vay lãi nặng bằng nhiều phương thức, trong đó có phương thức kiểm soát iCloud điện thoại buộc người vay trả nợ. Đây là thủ đoạn mới và tinh vi khi iCloud cho phép người dùng lưu trữ gần như tất cả thông tin, dữ liệu cá nhân, bao gồm thông tin về tài khoản ngân hàng, tin nhắn, danh bạ, hình ảnh, vị trí…

Theo cơ quan công an, đây không phải vụ việc đầu tiên áp dụng hình thức sử dụng iCloud để thế chấp cho các khoản vay nặng lãi. Trước đó, từ đầu năm 2020, trên mạng xã hội đã xuất hiện quảng cáo liên quan đến các từ khóa như “vay tiền bằng iCloud” hay “vay tiền qua iPhone”.

Sau khi nhiều vụ việc liên quan đến tín dụng đen bị xử lý nghiêm, loại hình cho vay tiền bằng iCloud đã phát triển lên một mức mới khi người vay có thể sử dụng quyền riêng tư đối với iCloud để thế chấp cho các khoản vay.

Về thủ đoạn, các nhóm đối tượng yêu cầu người vay phải đăng xuất iCloud trên máy iPhone của họ. Nếu người vay tiền đồng ý, họ sẽ phải đăng nhập vào tài khoản iCloud do bên cho vay cung cấp, kích hoạt tính năng Find My Phone (tính năng cho phép định vị và tìm điện thoại khi bị thất lạc) và đồng bộ danh bạ, sau đó mới làm hợp đồng.Theo khai báo, nhóm đối tượng thường cho vay số tiền bằng nửa giá trị chiếc iPhone, trung bình khoảng từ 3 – 15 triệu đồng, với lãi suất lên tới 20 – 50%/ngày. Dù số tiền cho vay không quá lớn, tuy nhiên, với lãi suất cao, chỉ trong vài ngày, nhiều người vay đã không thể trả được nợ.

Nhiều người dùng cho rằng có thể nhờ dịch vụ bên ngoài mở khóa tài khoản iCloud hoặc nhờ đến các cửa hàng sửa chữa điện thoại mở khóa nên không trả đủ tiền. Tuy nhiên, chỉ đến khi tài khoản iCloud bị người cho vay khóa, họ mới nhận ra là tài khoản iCloud không dễ dàng can thiệp nếu không có mật khẩu.

Khi người vay không trả tiền theo đúng hẹn, người cho vay lúc này sẽ trở thành “chủ sở hữu” chiếc iPhone của người vay tiền. Tính năng “Find My iPhone” được kích hoạt cho phép người cho vay có thể tìm ra vị trí chính xác của người vay hoặc họ cũng có thể khóa iPhone “bị thất lạc” từ xa lại. Khi đó, chiếc iPhone của người vay không khác gì cục gạch vô dụng.

Ngoài ra, mọi thông tin của người vay đã được người cho vay nắm rõ khi hình ảnh, video, danh bạ… đều được đồng bộ qua tài khoản iCloud. Người thân hoặc bạn bè của người vay có thể bị gọi điện đe dọa hoặc tống tiền tương tự như các mô hình cho vay tín dụng đen nếu như người dùng chậm thanh toán hoặc không thanh toán…

bức xúc trước tình trạng tín dụng đen, cho vay với lãi suất cắt cổ thông qua các ứng dụng trên điện thoại, từ đó biến con nợ nhỏ thành những con nợ lớn; khi không thể trả nổi thì thực hiện khủng bố tinh thần khiến có người vay đã phải tự tử.Trước tình trạng tín dụng đen vẫn đang diễn biến phức tạp ,Hàng loạt vụ cho vay tiền qua app vừa qua đã cho thấy tính chất đặc biệt nghiêm trọng của loại hình tín dụng đen thời công nghệ, với kiểu cho vay và kiểu đòi nợ bất lương, sử dụng mọi thủ đoạn để dồn người vay đến chân tường”.

Trong phần thảo luận về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội năm 2020 diễn ra sáng ngày (3/11) tại Hội trường Quốc hội, đại biểu Nguyễn Thị Thuỷ (Đoàn Bắc Kạn) dành phần lớn thời gian trong phần phát biểu của mình để nói về những nhức nhối, lo ngại trong việc cho vay qua các app (vay qua các ứng dụng trên điện thoại) trong thời gian qua.

“Sau khi bị truy quét khá quyết liệt thì kiểu tín dụng đen truyền thống với chiêu thức đòi nợ là tạt sơn, tạt chất bẩn vào nhà người vay đã giảm. Tuy nhiên, thời gian gần đây nổi lên tình trạng cho vay qua mạng, cho vay qua app trên điện thoại. Trong đó, nhiều app cho vay với lãi suất cắt cổ và thủ đoạn đòi nợ còn tàn khốc hơn rất nhiều”, bà Thủy cho biết.

hình thức cho vay này đang hút rất nhiều người bởi nó đơn giản, nhanh chóng, không cần gặp mặt và không cần thế chấp tài sản.

Cụ thể trên thực tế, đặc điểm của loại hình cho vay này là số tiền cho vay nhỏ và thời gian cho vay ngắn, thường chỉ khoảng 1 tuần. Tuy nhiên, trên thực tế, người vay chỉ nhận được 2/3 số tiền trên hợp đồng vay, 1/3 còn lại người cho vay sẽ giữ để trừ vào tiền lãi và tiền phí các loại dịch vụ.

Nếu hết thời gian cho vay, người vay không trả được nợ thì nhân viên cho vay của các app sẽ tiếp tục giới thiệu các app mới để người vay tiếp tục vay của app sau để trả cho app trước. Và trên thực tế, đã có hàng chục nghìn người dính vào bẫy tín dụng đen kiểu này, với số nợ lên tới hàng trăm triệu đồng mặc dù ban đầu chỉ vay tiêu dùng vài triệu đồng.

“Có những nạn nhân đã tâm sự, ban đầu chỉ vay 8 triệu của 2 app. Và khi đến hạn không có tiền trả, thì nhân viên của app giới thiệu vay qua app khác để trả nợ. Đến nay sau 3 tháng, từ chỗ chỉ vay 8 triệu đồng đã phải vay hơn 200 triệu đồng để trả nợ. Và từ chỗ chỉ vay của 2 app thì đến nay đã phải vay của 64 app với số tiền lãi và tiền phạt tăng theo cấp số nhân hàng ngày”

Đáng chú ý , các đối tượng lách luật bằng cách, đối với lãi suất luôn để dưới mức trần pháp luật quy định, còn lại để vào tiền phí và tiền phạt.Cùng với mức lãi suất cắt cổ, chúng tôi nhấn mạnh về những đau khổ mà các nạn nhân của hình thức cho vay này phải chịu đựng trải qua.

“Những vụ việc vừa qua cho thấy, cách đòi nợ của các app còn tàn khốc hơn cả tín dụng đen ngoài đời. Chúng đòi nợ bằng cách khủng bố tinh thần của người vay”, Ban đầu, các app cho nhân viên sử dụng những lời lẽ thô tục, độc ác, liên tục gọi điện cho người vay và gia đình của họ, không những thế còn gọi điện cho tất cả những người có trong danh bạ điện thoại để bêu riếu người vay, ép người vay trả nợ. Bên cạnh đó, các thông tin cá nhân của người vay còn có thể bị sử dụng vào các hoạt động trái pháp luật.

Trong những năm gần đây, hoạt động cho vay nặng lãi kiểu bang nhóm “xã hội đen” hoành hành ở nhiều địa bàn trên cả nước, khiến nhiều người dân khốn khổ, điêu đứng, thậm chí thiệt mạng.

Căn cứ theo quy định của pháp luật hiện hành, nếu các đối tượng, tổ chức đứng sau các app cho vay tiền dính tới việc cho vay với lãi suất cao, “khủng bố” người vay thì có thể bị xử lý hình sự.Cụ thể, tại Khoản 1 Điều 201 Bộ luật Hình sự năm 2015 nêu rõ, người nào trong giao dịch dân sự mà cho vay với lãi suất gấp 05 lần lãi suất cao nhất quy định trong Bộ luật Dân sự, thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng, hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

Theo Khoản 2 Điều 201, nếu phạm tội thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng (1 tỷ đồng) hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. 

Tại Khoản 3, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Đối với hành vi gọi điện đe dọa, tung tin sai, bôi nhọ người vay chưa trả đúng hạn lên mạng xã hội… có thể bị truy tố theo Điều 155 Bộ luật Hình sự 2015 về tội làm nhục người khác. Nếu hành vi đó gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến danh dự cá nhân thì có thể làm đơn tố cáo gửi lên cơ quan công an kèm theo các tài liệu chứng minh để cơ quan công an xác minh, điều tra, xử lý , Hoặc kham khảo và tìm hiểu thêm về cách xử lý tình huống khi rơi vào vòng xoáy của tín dung đen .

Nạn vay tiền qua app tại kênh youtuber : leo leo vlogs nhóm thanh niên trẻ vừa qua đã được chúng tôi báo tuổi trẻ ,báo thanh niên và báo bình dương khen ngợi về hành động đẹp của các bạn , giúp đỡ những nạn nhân thoát khỏi nạn vay tiên qua app . khuyến cáo và nâng cao hiểu biết của người dân nên tìm hiểu và tránh xa nạn vay tiên qua app

                     Theo nguồn báo thanh niên Việt Nam .

    Đưa Tin

    Author: Đưa Tin

    Bài viết cùng chủ đề:

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *